Ngân hàng trung ương nên “cân nhắc kỹ lưỡng” về việc phát hành tiền số riêng

(BĐT) - Theo báo cáo chung của Ủy ban Thanh toán và Cơ sở hạ tầng thị trường (CPMI) và Ủy ban Thị trường (Markets Committee) công bố hôm thứ Hai, các ngân hàng trung ương toàn cầu nên “cân nhắc kỹ lưỡng” những tác động của việc phát hành tiền số riêng tới các lĩnh vực như thanh toán, chính sách tiền tệ và ổn định tài chính.
Ảnh Internet
Ảnh Internet

Cơ quan trực thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) lưu ý rằng một số ngân hàng trung ương đã bắt đầu xem xét việc phát hành các đồng tiền số riêng. Điều này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố như sự quan tâm đối với công nghệ trong lĩnh vực tài chính, sự xuất hiện của nhân tố mới trong dịch vụ thanh toán và trung gian, tình hình giảm sử dụng tiền mặt ở một số quốc gia và tiền số ngày càng được chú ý.

“Tiền số của các ngân hàng trung ương có thể là một hình thức mới của tiền tệ ngân hàng, có thể được phân biệt với khoản dữ trữ và số dư thanh toán của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương”, báo cáo của cơ quan trực thuộc BIS cho biết.

Báo cáo xem xét những tác động của 2 loại tiền số do ngân hàng trung ương phát hành, một đồng tiền dạng bán buôn được phát hành hạn chế cho một số tổ chức tài chính và đồng tiền chung mà công chúng có thể tiếp cận được.

Báo cáo cũng lưu ý rằng tiền số do ngân hàng trung ương phát hành dưới dạng bán buôn kết hợp với công nghệ sổ cái phân tán có thể nâng cao hiệu quả xử lý đối với các giao dịch liên quan đến chứng khoán và phái sinh. Tuy nhiên, “cần phải có nhiều kinh nghiệp và thử nghiệm hơn trước khi các ngân hàng trung ương có thể thực hiện ứng dụng công nghệ mới một cách hữu ích và an toàn”, báo cáo nhận định.

Khi nói đến một loại tiền số phổ biến rộng rãi trong công chúng và được sử dụng như một giải pháp thay thế tiền mặt, việc cung cấp tiền số của ngân hàng trung ương có thể đem lại những lợi ích đáng kể. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương cũng nên phân tích xem những lợi ích này có thể đạt được bằng phương tiện khác hay không; bên cạnh việc đảm bảo các vấn đề về chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và đáp ứng các yêu cầu về chính sách, chế độ thuế.

Chuyên đề