Ngân hàng trung ương các nước châu Á vội vã đối phó Brexit

Ngân hàng trung ương tại nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng cam kết sẽ thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảo sự ổn định của các thị trường tài chính, khi kết quả bỏ phiếu tại Anh cho thấy, Anh sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Ngân hàng trung ương các nước châu Á vội vã đối phó Brexit

Ngay ít phút sau khi kết quả kiểm phiếu hoàn tất, với 51,9% ủng hộ việc ra đi, Ngân hàng trung ương Anh đã đưa ra thông báo sẽ đảm bảo sự bình ổn của thị trường, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan cùng với ngân hàng trung ương các quốc gia khác trên toàn cầu trong tình huống bất ngờ này.

Thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda và Bộ trường Tài chính Nhật Taro Aso, cho biết, ngân hàng trung ương tại 6 quốc gia phát triển đã sẵn sàng để đảm bảo tính thanh khoản của thị trường bằng hệ thống giao dịch ngoại tệ.

Hệ thống này đã được thiết lập trong suốt thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra và chính thức hoạt động ổn định vào năm 2013. 6 quốc gia kể trên bao gồm Nhật, Mỹ, khu vực đồng euro, Anh, Thụy Sỹ và Canada.

Hàn Quốc và Ấn Độ là các quốc gia mới nhất thông báo đã phải can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm ổn định đồng nội tệ. Các chuyên gia tài chính cho rằng, Đan Mạch, Singapore cũng sẽ phải thực hiện hành động tương tự.

Ngân hàng trung ương Kenya cho biết họ sẵn sàng kiềm chế bớt những bất ổn trên thị trường tài chính, trong khi Ngân hàng trung ương Thái Lan nhận định, họ kiểm soát được tình hình hiện tại ở Thái Lan.

Hiện tại, các thành viên thị trường đang chờ đợi các hành động mới từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Chuyên đề