Đồng USD, chứng khoán châu Á và giá dầu đồng loạt giảm

Đồng USD lại giảm sau những tuyên bố có phần trái ngược về triển vọng của lãi suất của Mỹ. Trong khi đó, chứng khoán châu Á vì các công ty Nhật và giá dầu tiếp tục giảm.
Đồng USD, chứng khoán châu Á và giá dầu đồng loạt giảm

Đồng USD giảm

Đồng USD giảm giá sau khi đã tăng giá trong thời gian dài kể từ tháng 1. Tuần này, bà Janet Yellen, chủ tịch của Fed sẽ có bài phát biểu và cùng với đó, hàng loạt các dữ liệu về kinh tế Mỹ sẽ được đưa ra.

Ông Philip Borkin, nhà kinh tế học cao cấp của ANZ Bank New Zealand Ltd cho rằng, người ta không thấy rõ được điều gì sẽ xảy ra với kinh tế thế giới. Còn tại Mỹ, câu hỏi lớn nhất vẫn còn đó. Ấy là bao giờ Fed sẽ tăng lãi suất, và nếu có thì tăng bao nhiêu. Diễn biến thị trường thay đổi liên tục, lúc thì có vẻ muốn Fed tăng lãi, lúc lại không.

Giữa tháng 3, Fed cho thấy sẽ không tăng lãi nhưng đến cuối tháng, quan chức của Fed có dấu hiệu cho thấy Fed sẽ tăng lãi trong tháng 4, làm chứng khoán giảm

Trong tháng 2, tiêu dùng của Mỹ giảm 0,1% so với tháng 1, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2015. Như vậy, từ tháng 4/2012 đến nay, lạm phát của Mỹ vẫn chưa nhích lên được 2%.

Điều này cho thấy tương lai bất định của kinh tế Mỹ, nhất là khi Fed vừa công bố chưa tăng lãi suất bởi các chỉ số của kinh tế Mỹ không cao. Trong khi đó, người ta vẫn lo lắng về tăng trưởng tại Trung Quốc và các vấn đề chính trị tại các nước đang phát triển sẽ ảnh hưởng đến toàn cầu. Do vậy, giới đầu tư ngày càng trở nên thận trọng.

Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index cho thấy, do ảnh hưởng từ các dữ liệu kinh tế đồng USD giảm 0,4% nhưng sau đó đã ổn đính trở lại.

Ông Vassili Serebriakov, chiến lược gia của BNP Paribas SA cho rằng, bây giờ không phải lúc động đến đồng USD. USD cứ tăng giá là người ta lại lo đến chuyện Trung Quốc phá giá đồng tiền, tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển gặp trục trặc và thị trường hàng hóa chao đảo. Vì những điều này, Fed sẽ không tăng lãi suất.

Chứng khoán châu Á giảm

Chứng khoán Nhật giảm vì cổ phiếu ngân hàng. Ngược lại với chứng khoán, đồng yên Nhật tăng 0,2% sau khi giảm 0,3% vào ngày hôm qua. 1 USD hiện đổi được 113,28 yên Nhật.

Chỉ số MSCI Asia Pacific Index giảm 0,4% vào lúc 9:54 ngày 29/3 theo giờ Tokyo. Chỉ số Topix cũng giảm 0,9%.

Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 0,7%. Hang Seng Future Index của Hong Kong giảm 0,7%, Hang Seng China Enterprises Index giảm 1,1%. Chỉ số FTSE China A50 Index tiếp tục giảm thêm 0,2%.

Trong ngày thứ ba, Thái Lan sẽ công bố các chỉ số về công nghiệp. Bên cạnh đó, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc sẽ họp và Hong Kong cũng đưa ra số liệu thương mại. Sri Lanka cũng sẽ đưa ra nhận định về lãi suất.

Ngược lại, chỉ số Kospi index của Hàn Quốc tăng 0,5% sau khi đã giảm trong 4 ngày liên tiếp. Chỉ số S&P/NZX 50 của New Zealand cũng tăng 0.2%.

Giá dầu giảm

Giá dầu của Mỹ lại giảm xuống tầm 39 USD/thùng.

Giá dầu WTI giảm 0,4% còn 39.23 USD/thùng. Trước đó, sau 3 phiên liên tiếp, giá dầu giảm 5% do lo ngại thị trường vẫn đang “ngập” trong dầu. Giá dầu thô biển Brent cũng giảm 0,5% xuống còn 40,08 USD/ thùng.

Iran và Libya là hai nước thành viên OPEC chưa xác nhận sẽ tham dự hội nghị tìm cách đóng băng sản lượng dầu vào ngày 17/4 tới tại Doha, Qatar. Hai nước này vẫn muốn tăng sản lượng dầu bởi mới được xuất khẩu dầu trở lại.

Trong khi đó, giá vàng giao ngay ở mức 1.221,64 USD/ ounce, sau khi đã tăng 0,4% trong ngày hôm qua.

Chuyên đề