Căn cứ tàu ngầm hạt nhân tối mật của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh

Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Liên Xô xây dựng nhiều căn cứ tàu ngầm hạt nhân tối mật nhưng chưa từng đưa vào sử dụng.
Căn cứ tàu ngầm hạt nhân tối mật của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh
Trong ảnh là lối vào trên mặt đất của một căn cứ tàu ngầm khổng lồ của Liên Xô bị bỏ hoang ở khu vực Viễn Đông của nước này từ những năm 1980 khi Moscow và Washington ký một số thỏa thuận cắt giảm cuộc chạy đua vũ trang đầy tốn kém.
Căn cứ được xây dựng từ những năm 1960, ăn sâu vào trong lòng núi gần 500 m, làm nơi trú ẩn cho hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong trường hợp bị tấn công hạt nhân.
Một lối vào dành cho tàu ngầm đã được xây bịt lại bằng gạch.

Căn cứ có hai đường hầm lớn kết nối với nhau bằng nhiều đường hầm nhỏ có thiết kể đủ lớn để tàu ngầm đi qua an toàn.

Căn cứ vào những dấu tích còn lại, các chuyên gia tin rằng căn cứ này đã bị bỏ hoang trước khi hoàn thiện.

Sơ đồ do các chuyên gia vẽ lại cho thấy rõ hai đường hầm lớn chạy song song, được nối bởi nhiều đường hầm nhỏ tạo thành một mê cung trong lòng núi.
Một trong hai đường hầm chính chứa đầy nước, dài 450 m, rộng 19 m, cao từ 10-12 m, đủ khả năng chứa vài tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn.
Khu chứa nước ở cuối đường hầm chính, giúp điểu chỉnh mực nước bên trong.
Mùa đông nước trong đường hầm chính luôn đóng băng.

Đường hầm lớn thứ hai ước tích dài 225 m rộng 8 m.

Việc đo đạc kích thước thực thế của căn cứ hiện gặp nhiều khó khăn vì nhiều đường hầm vẫn nằm dưới mặt nước và các chuyên gia không thể xác định chúng dẫn đến đâu.

Các đường dây điện trong đường hầm đã được tháo dỡ hoặc chưa kịp lắp đặt.

Một đường hầm nhỏ khác trong căn cứ.

Tuy là một địa điểm bỏ hoang nhưng nơi này vẫn được canh gác cẩn mật và nhiều khả năng sẽ được hải quân Nga sử dụng trong tương lai.

Nhóm nghiên cứu của Nga cho biết họ đo được mức phóng xạ trong đường hầm cao hơn dự kiến, nhưng chưa tìm ra nguyên nhân.

Tàu ngầm hạt nhân Akula của Liên Xô được phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh. 

Chuyên đề