Căn cứ cứu nạn của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản

Căn cứ phòng chống thiên tai trên biển Yokohama là một trong 11 trụ sở kiểm soát 11 khu vực nằm dưới sự quản lý của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG).
Căn cứ cứu nạn của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản

Yokohama bắt đầu hoạt động từ năm 1995, trên tổng diện tích 27.000 m2. Đây là căn cứ duy nhất của Nhật Bản có bến đỗ tàu và cầu cảng, được xây dựng theo tiêu chuẩn chống động đất.

Yokohama chịu trách nhiệm xử lý thảm họa quy mô lớn ở vịnh Tokyo và khu vực Kanto, bao quát khu vực cảng Yokohama Keihin, các vùng giáp khu vực này, vùng biển ngoại vi quần đảo Ogasawara; một phần vịnh Sagami, toàn bộ vịnh Tokyo, vùng ngoại vi phía nam của Hachijo-jima tới phía nam Torishima.

Hiryu là một trong tổng số 15 tàu chữa cháy của Yokoham, được hoàn thiện cuối năm 1997, trọng tải 280 tấn, dài hơn 12 m.

Hiryu có cấu tạo dạng kiềng hai chân, có cánh quạt 360 độ giúp tàu có thể xoay theo 4 phương 8 hướng. Tàu này có 7 vòi rồng, có thể phun được 46.000 lít nước mỗi phút, một vòi có năng lực phun bằng 4 xe cứu hỏa.

Hiryu có 13 nhân viên, gồm một thuyền trưởng lái tàu, một người phụ trách thông tin và hai người phụ trách phun nước. Tàu có thể chữa cháy bằng ba cách: bơm nước biển lên, phun bọt cứu hỏa cho tàu chở dầu và phun bụi mịn với tàu chở khí LPG.
Thủy thủ trên tàu Hiryu được trang bị quần áo bảo hộ và thiết bị cứu hỏa, để có thể giúp sơ tán người trên tàu bị cháy.
Nhóm cứu nạn quốc gia Nhật Bản (National Strike Team) được thành lập từ 1996, với 19 người, trong đó có ba người phụ trách. Nhiệm vụ chính của NST là khoanh vùng nhanh nhất khu vực gặp sự cố tràn dầu, nếu các tàu vào cảng bị mắc cạn hoặc va vào nhau.

Phao khoanh vùng dầu loang có quy mô lớn hơn, nặng 6 tấn, dài 250 m.

Với nhiều nguyên liệu chữa cháy khác nhau và kỹ thuật xử lý tình huống nhanh chóng, NST còn tham gia cứu nạn quốc tế khi chính phủ Nhật Bản yêu cầu; giảng dạy tại một số nước như Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Srilanka, Campuchia theo thỏa thuận của chính phủ Nhật Bản và chính phủ các nước.

Phòng tập võ có diện tích gần 950 m2. 

Tuy không phải lực lượng có vũ trang, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) được thực thi pháp luật trên biển và giữ an toàn trên biển và EEZ, bảo vệ an ninh trên biển. Tổng số nhân viên có hơn 13.500 người.

Các nhân viên cứu hộ luyện tập cứu nạn tại ba loại bể bơi khác nhau, họ sẽ lặn có bình khí oxy và không có bình.
Loại bể bơi thứ hai sâu 10 m, sẽ có các chướng ngại vật, mô phỏng khoang tàu bị chìm. Các nhân viên cứu hộ phải tập luyện cách tìm người còn sống ở các khoang không có lối thoát. 
Loại bể bơi thứ ba dùng để huấn luyện cứu nạn trên biển.
Thiết bị tạo gió nhân tạo, tương đương sức gió của một chiếc trực thăng.
Thiết bị tạo sóng nhân tạo được đánh số tứ một đến 5, tạo ra sóng cao 1,8 m.

JCG đề cao thực hiện các luật quốc tế trên biển. Năm 1986, JCG bắt đầu cùng Mỹ đảm bảo tự do hàng hải trên biển. JCG cũng tuần tra xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Trung Quốc, 4 đảo phía bắc giáp Nga và bảo vệ quyền đánh bắt của ngư dân nước này.

Chuyên đề