Bị cáo đi cấp cứu, hoãn phiên xử vụ thuỷ điện Sơn La

Ngay phần mở đầu, thư ký phiên tòa đã thông báo bị cáo Triệu Ngọc Hoan, nguyên giám đốc Sở TN&MT Sơn La (bị cáo được tại ngoại) xin vắng mặt; bị cáo Sòi Ngọc Hùng, nguyên Giám đốc văn phòng đăng ký đất đai (Sở TN&MT) vắng mặt do phải đi cấp cứu. 14 người bào chữa và nhân chứng cũng vắng mặt nên HĐXX quyết định hoãn phiên toà xét xử.
Các bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ huyện Mường La và Sở TN&MT tỉnh Sơn La có mặt tại toà sáng 10/12.
Các bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ huyện Mường La và Sở TN&MT tỉnh Sơn La có mặt tại toà sáng 10/12.

Ngày 10/12, HĐXX TAND tỉnh Sơn La quyết định đưa vụ án thuỷ điện Sơn La ra xét xử. Theo đó, 17 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ huyện Mường La, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Sơn La bị hầu toà với hai tội danh: “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo quy định tại điều 165 và điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Sau phần báo cáo danh sách những người được triệu tập và kiểm tra căn cước của HĐXX, do một số bị cáo, người làm chứng và luật sư vắng mặt, Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La đã ra quyết định hoãn phiên tòa sơ thẩm xét xử.

Thay mặt Hội đồng xét xử, Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Tòng Thị Hiền đã đọc quyết định hoãn phiên tòa.

Lý do hoãn phiên tòa là các bị cáo Triệu Ngọc Hoan, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La; Sòi Ngọc Hùng, nguyên Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La), 8 người bào chữa cho các bị cáo và 6 người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa. Thời gian mở lại phiên tòa xét xử vụ án sẽ được ấn định lại sau.

Ngay phần mở đầu phiên toà, thư ký phiên tòa đã thông báo bị cáo Triệu Ngọc Hoan, nguyên giám đốc Sở TN&MT Sơn La (bị cáo được tại ngoại) xin vắng mặt; bị cáo Sòi Ngọc Hùng, nguyên GĐ VPĐK đất đai (Sở TN&MT) vắng mặt do phải đi cấp cứu.

Vụ án này có 17 bị cáo, trong đó 13 bị cáo bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Các bị cáo còn lại bị buộc tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

HĐXX đã tuyên hoãn phiên toà xét xử do 2 bị cáo cùng 14 người bào chữa và nhân chứng vắng mặt.

Theo cáo trạng, bị cáo Đèo Văn Ban được cán bộ văn phòng đăng ký đất đai chuyển loại từ đất rừng sang đất ruộng 2 vụ; được Vũ Hồng Giang (làm việc cho Cty Bảo Bình) chia, số hóa đất từ 1 thửa trên thực địa thành 97 thửa trên bản đồ. Ông Ban còn tự nhận là Trưởng bản để xác nhận hồ sơ cho chính mình.

Ngoài ra, Phạm Xuân Khoa, Phó trưởng Ban di dân huyện Mường La, đã đồng ý để các đơn vị đo đạc, các hộ gia đình tự khoanh vẽ những diện tích bị ngập nước, tự khoanh vẽ, tự xác định vị trí diện tích trên bản đồ thô để làm văn cứ biên tập bản đồ địa chính và chỉ đạo các đơn vị tư vấn đo đạc khống chế diện tích đất trồng cây lâu năm của mỗi hộ là 2ha, diện tích còn lại chuyển sang diện tích đất trồng cây lâu năm để bồi thường hỗ trợ.

Quá trình điều tra, truy tố, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La, Trương Tuấn Dũng cùng gia đình liên tục kêu oan, cho rằng việc bị cáo Đèo Văn Ban được “bồi thường oan” 1,2 tỷ đồng do ông Ban thông đồng cùng những người đo đạc, không liên quan tới kế hoạch 41. Ngoài ra, khi ban hành kế hoạch, ông Dũng đã xin ý kiến chỉ đạo từ cấp trên.

VKSND Tối cao cũng kiến đề nghị Viện trưởng VKSND tỉnh Sơn La yêu cầu CQĐT xác định kế hoạch 41 có phải văn bản quy phạm pháp luật hay không, tránh việc làm oan sai và không bỏ lọt tội phạm.

Chuyên đề