Vietnam Airlines muốn bán tiếp 2 Boeing 777, bán và thuê lại 3 Airbus A350

Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines đang xin ý kiến cổ đông về chấp thuận chủ trương bán tiếp 2 máy bay Boeing 777 – 200 ER sở hữu và bán và cho thuê lại 3 máy bay Airbus A350 sở hữu có lịch giao từ 2016 – 2017.
Sale and Lease Back (bán và thuê lại) là nghiệp vụ tài chính khá phổ biến trên thế giới, theo đó một hãng hàng không có thể đặt mua máy bay, sau đó tại thời điểm giao nhận (đối với tàu bay mới) thực hiện bán và thuê lại chính máy bay này hoặc có thể thực
Sale and Lease Back (bán và thuê lại) là nghiệp vụ tài chính khá phổ biến trên thế giới, theo đó một hãng hàng không có thể đặt mua máy bay, sau đó tại thời điểm giao nhận (đối với tàu bay mới) thực hiện bán và thuê lại chính máy bay này hoặc có thể thực

Thực hiện kế hoạch phát triển đội tàu bay đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, Vietnam Airlines đang triển khai đổi mới, đơn giản hóa chủng loại, tập trung vào các dòng tàu bay hiện đại, công nghệ mới, thân thiện với môi trường, tiện nghi hơn cho khách hàng.

Cụ thể, hãng đã và đang triển khai đổi mới toàn bộ đội tàu bay thân rộng bằng các dòng máy bay thế hệ mới của thế giới là Boeing 787 và Airbus A350 để thay thế các máy bay Boeing 777 và Airbus A330.

Song song với đó, Vietnam Airlines đang tiến hành bán tàu Boeing 777 hiện đang sở hữu, loại tàu bay đã hoàn thành nhiệm vụ đóng góp quan trọng cho một giai đoạn phát triển của hãng với thời gian khai thác khoảng 12-13 năm.

Vietnam Airlines đang sở hữu 4 tàu bay Boeing 777 – 200 ER, trong đó 2 tàu sản xuất năm 2003 sẽ hết khấu hao vào năm 2019 và 2 tàu sản xuất năm 2004 sẽ hết khấu hao vào năm 2020. Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất (3/2015) đã phê duyệt chủ trương bán 2 tàu bay Boeing 777. Hội đồng quản trị Tổng công ty đang chỉ đạo triển khai các thủ tục bán theo đúng quy định.

Trước đó, vào cuối tháng 8/2015, Bộ Giao thông vận tải (cơ quan chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty) đã thống nhất đối với các đề xuất của Vietnam Airlines.

Hãng hàng không quốc gia cũng cho biết là vốn đầu tư máy bay được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn vay có bảo lãnh của Chính phủ và vốn vay thương mại. Chính vì vậy, trước áp lực với trần nợ công, Vietnam Airlines đã chủ động rà soát để giảm dần quy mô vay vốn có bảo lãnh Chính phủ.

Để làm được điều đó, VNA sử dụng nghiệp vụ xử lý tài chính khá phổ biến trên thế giới là bán và thuê lại (sale & lease back) với 3 tàu A350 giai đoạn 2016 – 2017. Khi đó, việc vay nợ để sở hữu tàu bay sẽ giảm xuống nhưng vẫn bảo đảm về số lượng tàu bay để chủ động trong điều hành khai thác cũng như bảo đảm về khả năng cân đối dòng tiền và an toàn tài chính doanh nghiệp.

Với các cấu trúc thuê mua này, Vietnam Airlines có thể mua được nhiều tàu bay hơn khả năng chịu đựng về tài chính (duy trì tỷ suất nợ/vốn chủ sở hữu 3:1) do không ảnh hưởng đến bảng cân đối tài chính; được hưởng toàn bộ các lợi ích có được từ nhà chế tạo máy bay; có được máy bay thuê theo ý đồ đầu tư và lựa chọn cấu hình theo yêu cầu khai thác.

Vietnam Airlines khẳng định là sẽ thực hiện việc bán là thuê lại bằng hình thức chào hàng cạnh tranh  công khai theo đúng luật định và xem xét lựa chọn các chào hàng trên cơ sở đảm bảo tối đa lợi ích của mình.

Chuyên đề