Những con số đáng “thèm muốn” về start up Israel

(BĐT) - Chỉ trong năm 2015, theo thống kê, các Start-up tại Israel đã gây quỹ được tới 4,4 tỷ USD. Cũng từ các Start-up, trong năm 2015, đã có 8 phi vụ IPO trị giá 609 triệu USD, song hành với đó là 104 phi vụ thoái vốn trị giá 9,02 tỷ USD. 
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Đan Nguyên
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Đan Nguyên

Sáng 21/9/2016, Tập đoàn FPT cùng Đại sứ quán Israel tại Việt Nam và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã đồng tổ chức Hội thảo Quốc tế “Tạo dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp: Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Bài học thực tiễn từ Israel”.

Đây là một trong những buổi hội thảo lớn nhất trong năm 2016 về khởi nghiệp (Start-up)– lĩnh vực thu hút nhiều sự chú ý trong vài năm trở lại đây.

Là một quốc gia đề cao phong trào khởi nghiệp, bà Esther Barak Landes – CEO, Nielsen Innovate Fund đến từ Israel đã đưa ra những con số khiến bao người phải “thèm thuồng”. Tại Israel, Chính phủ cũng như toàn xã hội luôn đánh giá cao những doanh nghiệp khởi nghiệp và hỗ trợ hết mình. Ưu đãi về thuế, tạo môi trường thuận lợi, năng động là điều mà bất kỳ Start-up cũng như các nhà đầu tư mong đợi. Chỉ trong năm 2015, theo thống kê, các Start-up tại Israel đã gây quỹ được tới 4,4 tỷ USD. Cũng từ các Start-up, trong năm 2015, đã có 8 phi vụ IPO trị giá 609 triệu USD, song hành với đó là 104 phi vụ thoái vốn trị giá 9,02 tỷ USD. Lạc quan hơn cả, trong các phi vụ thoái vốn đó, có tới 50% các thương vụ do nhà đầu tư Mỹ mua lại, 30% do nhà đầu tư Israel mua lại. Điều này chứng tỏ sức hấp dẫn, hiệu quả không thể phủ nhận của các Start-up tại đất nước giàu tiềm năng này.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Việt Nam có thể có được phong trào Start-up sôi động và hiệu quả như vậy, làm ra được nhiều của cải vật chất đến vậy cho xã hội?

Phát biểu tại Hội thảo, ông Võ Trần Đình Hiếu – Giám đốc Nghiệp vụ mảng Đầu tư Công ty tư nhân – Dragon Capital Group – cho rằng Chính phủ Việt Nam cần sớm hoàn thiện và ban hành Thông tư về Quỹ Đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo. Là một nhà đầu tư tập trung vào công ty tư nhân, trong đó có các Start-up, đại diện Dragon cho biết việc hoàn thiện cơ chế sẽ tháo gỡ vướng mắc trong phương thức đầu tư cho nhà đầu tư mạo hiểm nước ngoài, giúp họ có thể dễ dàng sở hữu cổ phần trực tiếp tại các Start-up. Việc được “chính danh” sẽ giúp họ có cam kết lâu dài hơn và tham gia quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn,

Bên cạnh đó, khi cơ chế thông thoáng sẽ là tiền đề cho sự xuất hiện của nhóm nhà đầu tư mạo hiểm là Lead Investor, tạm dịch là những nhà đầu tư mạo hiểm “dũng cảm nhất”, tại một số hội thảo còn được gọi là nhà đầu tư “vốn mồi”.

Chuyên đề