Nhà bán lẻ cần tập trung vào tiếp thị số và các ứng dụng bán hàng online

(BĐT) - Tại Hội thảo xu hướng bán lẻ tại thị trường Việt Nam 2018 - 2010, do Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM - Saigon Co.op tổ chức ngày 7/11/2018 tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc nhà bán lẻ cần tập trung vào tiếp thị số và các ứng dụng bán hàng online.
Tại Hội thảo xu hướng bán lẻ thị trường Việt Nam 2018 – 2010, do Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM – Saigon Co.op tổ chức ngày 7/11/2018 tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc nhà bán lẻ cần tập trung vào tiếp thị số và các ứng dụng bán hàng online.
Tại Hội thảo xu hướng bán lẻ thị trường Việt Nam 2018 – 2010, do Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM – Saigon Co.op tổ chức ngày 7/11/2018 tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc nhà bán lẻ cần tập trung vào tiếp thị số và các ứng dụng bán hàng online.
Tại Hội thảo xu hướng bán lẻ thị trường Việt Nam 2018 – 2010, do Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM – Saigon Co.op tổ chức ngày 7/11/2018 tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc nhà bán lẻ cần tập trung vào tiếp thị số và các ứng dụng bán hàng online.
Tại Hội thảo xu hướng bán lẻ thị trường Việt Nam 2018 – 2010, do Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM – Saigon Co.op tổ c
Nhiều ý kiến cho rằng, các nhà bán lẻ Việt Nam cần chuẩn bị cho phương án mua sắm đa kênh Ảnh: N.N
Nhiều ý kiến cho rằng, các nhà bán lẻ Việt Nam cần chuẩn bị cho phương án mua sắm đa kênh Ảnh: N.N

Xu hướng bán lẻ thay đổi rất nhanh

Mặc dù được đánh giá là nhà bán lẻ hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam hiện nay, nhưng đại diện Saigon Co.op - ông Diệp Dũng, Chủ tịch HĐQT - cho biết, nhà bán lẻ này vẫn không chủ quan mà hiện phải tập trung cao độ để đầu tư cho công nghệ thông tin, nguồn vốn, quản trị doanh nghiệp để có thể giữ vững vị trí dẫn đầu trước áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.

Đánh giá về thị trường bán lẻ Việt Nam, ông Jason Moy, Giám đốc điều hành Công ty Boston Consulting Group (BCG) Singapore cho rằng, ngành bán lẻ trên thế giới và tại Việt Nam đều thay đổi rất nhanh. Nhà bán lẻ cần tập trung vào tiếp thị số và các ứng dụng bán hàng online. Đây là xu hướng chung giúp nhanh chóng tiếp thị đến khách hàng những mặt hàng họ muốn, làm cho những trải nghiệm dễ dàng hơn và thuận tiện hơn.

Đặc biệt, việc áp dụng kỹ thuật số để tiếp cận bán hàng cũng cần có những phương án phù hợp. Khách hàng có thể chuyển hẳn qua kênh online và bỏ kênh offline dù kênh này mang lại những trải nghiệm thực tế thú vị. Ngoài ra, cần nhiều phương tiện giao hàng giữa online và offline để nối kết người tiêu dùng với nhau. Hiện nay, các nhà bán lẻ quốc tế có xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI, robot trong chuỗi cung ứng, nhưng thực tế chi phí cho khoản này rất cao. Điển hình là Amazon dành 16 tỷ USD và Alibaba dành hơn 5 tỷ USD cho AI.

Theo bà Lê Thị Thùy Trang, Giám đốc đối tác nhà bán lẻ của Nielsen, xu hướng bán lẻ trên thị trường Việt Nam cho thấy, người tiêu dùng ngày càng chi tiêu nhiều hơn cho các nhóm hàng ngoài FMCG (nhóm hàng tiêu dùng nhanh), đó là hàng điện tử tiêu dùng, dược phẩm, du lịch, bất động sản… Điều này minh chứng xu hướng nâng tầm cuộc sống.

Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam vẫn là thị trường nổi bật với phần lớn là bán lẻ truyền thống. Tuy nhiên, kênh bán lẻ hiện đại chiếm 26% thị phần với tốc độ tăng trưởng 11,8% là rất mạnh mẽ; trong khi bán lẻ truyền thống chiếm 76% nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ 1%.

Tương lai bán lẻ sẽ định hình theo những đặc điểm chính của nhu cầu về sự tiện lợi, nhu cầu nâng tầm đời sống, người tiêu dùng kết nối. Đây là đối tượng mục tiêu, khách hàng lớn của nhà sản xuất và bán lẻ trong tương lai.

Đặc điểm đáng lưu ý là thị trường Việt Nam đang đứng hàng đầu về kết nối internet. Trung bình hàng tuần người Việt Nam dùng đến hơn 24 giờ để kết nối internet. Người tiêu dùng không còn chỉ tham gia hành trình mua sắm đơn tuyến mà là mua sắm đa kênh. Nên nhà bán lẻ cần chuẩn bị cho phương án mua sắm đa kênh đó. Đi kèm nhu cầu mua sắm đa kênh thì thanh toán không tiền mặt là xu hướng tất yếu.

Hợp tác để tạo sự khác biệt

Đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng và năng động bậc nhất hiện nay, nên rất nhiều nhà bán lẻ nước ngoài đã thâm nhập vào Việt Nam từ sớm. BigC hiện có 35 siêu thị, Aeon 4 siêu thị, MM Mega Market có 19 siêu thị, Lotte 13 siêu thị. Mô hình chủ yếu là đại siêu thị và cửa hàng tiện lợi.

Nhiều ý kiến cho rằng, các nhà bán lẻ Việt Nam đã đến lúc cần phải hợp tác để tạo ra sự khác biệt.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc thương mại Kantar Worldpanel Việt Nam cho hay, khối ngoại tập trung nhiều hơn ở phân khúc cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini. Tuy nhiên, họ vẫn rất tập trung phát triển hệ thống và phục vụ khách hàng chủ yếu ở khu vực thành thị chính. Do đó, các nhà bán lẻ nội vẫn chiếm thị phần khá cao so với khối ngoại.

Xu hướng chung của thị trường bán lẻ Việt Nam là nhiều dịch vụ khách hàng sẽ được ảo hóa bằng công nghệ thông tin cho phép nhà kinh doanh biết khách hàng mình là ai, muốn gì trước khi phục vụ họ. Bằng cách phân tích dữ liệu lớn, người kinh doanh có thể biết trước nhu cầu khách hàng để phục vụ tốt hơn.

Ngành bán lẻ đang trong giai đoạn phát triển thuận lợi, sẽ phát triển hơn nữa và thịnh vượng. Vấn đề là nhà bán lẻ làm sao cạnh tranh và đi nhanh hơn đối thủ. Doanh nghiệp phải làm chủ công nghệ, làm chủ kênh mua sắm mạng. Một diễn giả đã kết thúc Hội thảo bằng nhận định: “Cuộc chơi chỉ vừa mới bắt đầu và sẽ có những tay chơi mới xuất hiện".

Chuyên đề