Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế cho VGF

(BĐT) - Hội thảo về cơ chế VGF cho các dự án PPP tại Việt Nam do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức vừa diễn ra ngày 28/6/2017 nhằm tìm cơ chế hợp lý, hiệu quả cho phần vốn nhà nước tham gia vào dự án PPP (VGF).
Cung cấp vốn nhà nước tham gia dự án PPP một cách hợp lý, hiệu quả sẽ mang lại dịch vụ đa dạng và lợi ích cho người dân. Ảnh: Lê Tiên
Cung cấp vốn nhà nước tham gia dự án PPP một cách hợp lý, hiệu quả sẽ mang lại dịch vụ đa dạng và lợi ích cho người dân. Ảnh: Lê Tiên

Theo nhóm nghiên cứu của JICA, mô hình PPP là một trong những biện pháp thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công với sự tham gia của khu vực tư nhân. VGF là hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước vào dự án PPP, giúp dự án khả thi hơn, việc cung cấp VGF một cách hợp lý, hiệu quả sẽ thúc đẩy khu vực tư nhân đầu tư vào kết cấu hạ tầng, mang lại dịch vụ đa dạng và lợi ích cho người dân. Cơ chế VGF hiệu quả cũng sẽ góp phần tiết kiệm chi từ ngân sách nhà nước do việc đẩy mạnh đầu tư tư nhân.

Quy định về vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP đã được nêu tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, tuy nhiên hiện tại chưa áp dụng vì chưa có quy định chi tiết về thủ tục, trình tự. Đề xuất từ nhóm nghiên cứu của JICA tại Hội thảo đưa ra cách thức thiết lập một cơ chế VGF hiệu quả ở Việt Nam trong khuôn khổ pháp luật hiện hành.

Theo đó, cơ chế được đề xuất gồm: VGF được xây dựng là một trong các chương trình mục tiêu trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; xây dựng dòng ngân sách VGF riêng để có thể phân bổ ngân sách VGF trong khuôn khổ kế hoạch đầu tư công trung hạn; Bộ KH&ĐT giữ vai trò là cơ quan chủ quản chương trình VGF; thành lập Ban quản lý chương trình VGF trực thuộc Bộ KH&ĐT, chịu trách nhiệm quản lý chương trình VGF.

Chuyên đề