Ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn còn èo uột

(BĐT) - Nhìn vào bức tranh công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp thuộc Bộ Công Thương cho rằng, ngành CNHT vẫn còn “èo uột”, CNHT cho ngành dệt may và da giầy còn yếu, CNHT phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao cũng còn hạn chế. Nguồn máy móc phục vụ cho phát triển công nghiệp vẫn chủ yếu là nhập khẩu từ bên ngoài như: Nhật Bản, Trung Quốc, EU…
Dư nợ cho vay cho ngành cơ khí, chế tạo, lắp ráp ô tô, điện tử - tin học chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Ảnh: Lê Tiên
Dư nợ cho vay cho ngành cơ khí, chế tạo, lắp ráp ô tô, điện tử - tin học chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Ảnh: Lê Tiên

Đến nay, Việt Nam mới chỉ có 58 doanh nghiệp xuất khẩu linh kiện CNHT. Dự báo, khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có hiệu lực, nhiều nhà thầu trong nước sẽ gặp phải áp lực cạnh tranh lớn từ các nước xuất khẩu tương đồng với Việt Nam ngay tại thị trường nội địa. Áp lực cạnh tranh vì thế sẽ gia tăng.

Hiện Việt Nam có khoảng 19.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký lên tới 265 tỷ USD. Nhiều tập đoàn toàn cầu như Canon, Samsung, Huyndai… đã thiết lập nhà máy chế tạo và lắp ráp tại Việt Nam. Các FTA thế hệ mới sắp có hiệu lực sẽ là tiền đề vô cùng thuận lợi để phát triển ngành CNHT Việt Nam.

Theo Vietinbank, hiện tổng dư nợ cho vay cho ngành CNHT, trong đó có ngành cơ khí, chế tạo, lắp ráp ô tô, điện tử - tin học chiếm tỷ trọng nhiều nhất (hơn 50%).

Chuyên đề