Doanh nghiệp tư nhân cần sân chơi bình đẳng

(BĐT) - Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây, chỉ 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam được tham gia vào mạng lưới sản xuất (bao gồm xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp). 
Ảnh Internet
Ảnh Internet

Trong khi đó, tỷ lệ này ở Thái Lan và Malaysia là 60%. Chỉ có 21% DNNVV Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, so với 30% của Thái Lan và 46% của Malaysia.

Do đó, DNNVV ít có khả năng được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa của FDI qua chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ năng và nâng cao năng suất. Cũng theo thống kê của VCCI, khu vực tư nhân đang tạo ra đến 90% việc làm mới cho người lao động và đóng góp khoảng 50% GDP cả nước. Khu vực này có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm phúc lợi và thu nhập cho người lao động trên cả nước. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của DN tư nhân cho thấy, vai trò và vị trí của DN tư nhân chưa được coi trọng và vẫn còn sự phân biệt đối xử bất bình đẳng”, bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI khẳng định.

Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, ông Sebastian Eckardt nhận định: “Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục. Tuy nhiên, từ những khảo sát của WB cho thấy, các DN tư nhân ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn, công nghệ. Do đó, Chính phủ cần tạo lập một sân chơi bình đẳng giữa các DN với nhau; tăng cường các thể chế thị trường nhằm nâng cao năng suất của khu vực tư nhân. Đây sẽ là động lực lớn để kinh tế tư nhân phát triển, tăng sức cạnh tranh và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu”.

Chuyên đề