Ẩn số giá bán 5,5 triệu cổ phần TPBank từ MobiFone

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) phiên đấu giá cổ phần Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), dự kiến vào ngày 7/2 tới.
Khi trả lời nhân viên tại tọa đàm mới đây, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị TPBank nói rằng, ở đánh giá cá nhân và chỉ là tham khảo ở góc độ cá nhân, giá cổ phiếu TPBank theo ông ở mức khoảng "đầu ba" (từ 30.000 đồng).
Khi trả lời nhân viên tại tọa đàm mới đây, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị TPBank nói rằng, ở đánh giá cá nhân và chỉ là tham khảo ở góc độ cá nhân, giá cổ phiếu TPBank theo ông ở mức khoảng "đầu ba" (từ 30.000 đồng).

Đây là lượng hàng từ cổ đông lớn, cũng là tổ chức đã gắn bó với TPBank từ ngày đầu thành lập cho đến nay.

Cụ thể, Tổng công ty Viễn thông MobiFone sẽ đưa ra 5.549.914 cổ phần TPBank để đấu giá với giá khởi điểm 12.800 đồng/cổ phần.

Trước đó, trong các năm 2016 và 2017, MobiFone cũng từng tổ chức đấu giá cổ phần ngân hàng này, theo chủ trương thoái vốn các doanh nghiệp ngoài ngành.

Tuy nhiên, nhà mạng này từng lý giải, do thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều khó khăn, thanh khoản của các cổ phiếu ngân hàng chưa niêm yết còn thấp nên chưa thoái vốn thành công tại TPBank, cũng như tại Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank).

Lần này, kế hoạch chào bán trên của MobiFone diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam khởi sắc, trong đó có đà hồi phục mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng.

Với riêng cổ phiếu TPBank, trên thị trường tự do (OTC), mức giá rao mua - bán thời gian gần đây trong khoảng 26.000 - 27.000 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, đầu tháng 12/2017 vừa qua, TPBank công bố đã bán thành công 4,99% cổ phần cho quỹ đầu tư PYN Elite Fund của Phần Lan trị giá gần 40 triệu USD; mức giá theo đó vào khoảng 30.000 đồng/cổ phiếu.

Còn ở kế hoạch trên, MobiFone đưa ra mức giá khởi điểm chỉ 12.800 đồng, thấp hơn rất nhiều so với mức tham khảo trên sàn OTC cũng như so sánh giao dịch của PYN Elite Fund nói trên.

Là giao dịch chào bán lô lớn qua đấu giá, theo đó, kết quả giao dịch hơn 5,5 triệu cổ phần TPBank từ MobiFone dự kiến vào ngày 7/2 tới sẽ là một trong những đánh giá cụ thể từ thị trường đối với cổ phiếu ngân hàng này.

TPBank là một ngân hàng trẻ, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2008. Sau những năm đầu hoạt động, ngân hàng này rơi vào khó khăn và phải thực hiện tái cơ cấu bắt buộc.

Cùng với các cổ đông lớn là MobiFone, Công ty Cổ phần FPT, Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia (Vinare), khi tiến hành tái cơ cấu TPBank có thêm Tập đoàn DOJI tham gia đầu tư mới và nắm giữ 20% cổ phần (cùng với các cổ đông liên quan).

Qua quá trình tái cơ cấu, TPBank đã hồi phục trở lại, khắc phục tình trạng lỗ lũy kế trước đây và bắt đầu tăng tốc lợi nhuận trong năm 2017.

Cụ thể, năm 2017, sau khi trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro, lợi nhuận của TPBank đạt 1,205 nghìn tỷ đồng, đạt 155,6% so với kế hoạch năm và tăng trưởng 70,5% so với năm 2016.

Tổng tài sản của TPBank đến cuối 2017 đạt trên 124 nghìn tỷ đồng, tăng gần 18%; tín dụng đạt 71,295 nghìn tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch năm và tăng gần 22% so với năm 2016, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo được kiểm soát ở 0,87%.

Với đà hồi phục sau tái cơ cấu, cùng triển vọng hoạt động trong thời gian tới, khi trả lời nhân viên tại buổi tọa đàm mới đây, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị TPBank nói rằng, ở đánh giá cá nhân và chỉ là tham khảo ở góc độ cá nhân, giá cổ phiếu TPBank theo ông ở mức khoảng "đầu ba" (từ 30.000 đồng).

Chuyên đề